Chuyên đề báo cáo thực tập - Ngành Khoa Học Môi Trường -Đoàn Thị Yến

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI CẢM ƠN

Phần I: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

Phần II: Nội dung chuyên đề thực tập

  1.  Lí do chọn chuyên đề
  2.  Mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề
    1. Mục tiêu của chuyên đề

2.2.2 Nhiệm vụ của chuyên đề

2.3 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu

  1. Đối tượng nghiên cứu
  2. Phạm vi nghiên cứu
  3. Nội dung nghiên cứu

2.4 Kết quả và đánh gía

2.4.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

             2. 4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

             2. 4.1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

              2.4.1.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

          2.4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của xã 

              2.4.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

            2.4.2.2. Tình hình sản xuất các loại cây trồng chính 

         2. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

             2.4.3.1. Các loại hình sử dụng đất chính 

           2. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế

             2.4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội

             2.4.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường

             2.4.3.5. Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 

          2.4.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp

          2.4.5.Kết luận và kiến nghị

             2.4.5.1. Kết luận

            2. 4.5.2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


LỜI CẢM ƠN

    Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và cơ quan thực tập tốt nghiệp em đã hoàn thành bài thu hoạch với đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015-2017  tại Xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.

    Để hoàn thành bài thu hoạch này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ths.Đặng Thị Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng để em có thể hoàn thành đề tài này.

    Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thạch Hà đã tạo điều kiện thuận lợi để em có cơ hội tiếp cận thực tế công việc chuyên ngành của mình, thu thập tài liệu và các thông tin liên quan tới đề tài để em có thể hoàn thành tốt bài thu hoạch của mình.

   Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Sư phạm đã truyền đạt kiến thức, giúp bản thân em trau dồi được nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kĩ năng cần thiết để em có thể tự tin khi tốt nghiệp ra trường.

    Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đống góp từ thầy cô.

  Em xin chân thành cảm ơn.

                                                                                                 Sinh viên

                                                                                               Đoàn Thị Yến


Phần I: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

    Tên đơn vị: Phòng Tài Nguyên - Môi Trường huyện Thạch Hà

Địa chỉ: Thị trấn Thạch Hà  - Huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh

Trưởng phòng: ông Hoàng Việt Hùng

Phòng Tài nguyên và môi trường huyện được thành lập và có nguồn gốc từ phòng Địa chính huyện Thạch Hà.

     Được cấp phép hoạt động ngày 21/06/2011, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Thạch Hà.

1.2. Cơ cấu tổ chức.

   Phòng TN & MT gồm 6  người:

- Trưởng phòng: Hoàng Việt Hùng

- Chuyên viên: Nguyễn Ngọc Lý

- Chuyên viên: Nguyễn Văn Tuấn

- Chuyên viên: Nguyễn Văn Mạnh

- Chuyên viên: Trần Thanh Hải

- Chuyên viên: Phan Thị Thương

1.3. Chức năng

• Phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý về các vấn đề môi trường trên địa bàn.

• Phòng Tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở tài nguyên và môi trường.

1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn.

• Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch ngắn và dài hạn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

• Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.

• Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.

• Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

• Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Phần II: Nội dung chuyên đề thực tập

  1. Lí do chọn chuyên đề

     Đất (địa quyển) cùng với khí quyển và thủy quyển là 3 quyển chính của chúng ta đang sinh sống. Các chu trình vật chất đều diễn thế trên 3 quyển này. Sự sống của muôn loài do đó cũng phát triển trong và trên sự tương quan vĩ mô ấy. Đất đai được sử dụng trong hầu hết tất cả các ngành sản xuất của lĩnh vực đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng của chúng. Các Mác viết rằng: Đất đai là tài sản mãi mãi của loài người, là điều kiện để sản xuất sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp.

       Trong tiến trình của lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành của cải vô tận của loài người, con người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn là thành phần hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình sản xuất nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của loài người.

        Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thì ngành nông nghiệp của nước ta mấy năm trở lại đây cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện. Tỷ trọng nông nghiệp hàng hóa chiếm hơn 70% sản lượng nông nghiệp, nhiều nông sản có giá trị hàng hóa lớn như lương thực, sản phẩm các loại cây công nghiệp…

        Tuy nhiên một thực tế hiên nay đó là diện tích nông nghiệp hiện nay ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang các loại hình đất khác như đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp…Mặt khác dân số không ngừng tăng, nhu cầu của con người về các sản phẩm từ nông nghiệp ngày càng đòi hỏi cao về cả số lượng và chất lượng. Đây thực chất là một áp lực lớn với ngành nông nghiệp.

     Vì vậy tôi chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015-2017  tại Xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

  1. Mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề
  1.  Mục tiêu của chuyên đề

-    Tìm hiểu các loại hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã và tình hình tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

-    Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện cụ thể của xã.

-    Đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.

  1.  Nhiệm vụ của chuyên đề
  • Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
  • Đưa ra các giải pháp có tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện của đất nông nghiệp tại xã .
  1. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu
  1.  Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã (năng suất và chất lượng của các mặt hàng nông sản chính từ năm 2015 - 2017)

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm theo sản xuất hàng hóa (lúa, lạc, ngô)

  1.  Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian 

Thực hiện tại Xã Thạch Vĩnh huyện Thach Hà tỉnh Hà Tĩnh

- Về thời gian: 

Từ ngày 1/4 – 15/4 năm 2017

Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Thạch Vĩnh huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của xã giai đoạn 2015 - 2017

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 

- Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

  1. Kết quả và đánh gía
    1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
      1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

 

  1. Vị trí địa lý
  • Thạch Vĩnh là đơn vị hành chính trực thuộc của huyện Thạch Hà , nằm ở tọa độ địa lý  18°20′38″B 105°49′30″Đ.
  • Ranh giới xã tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp xã Thạch Tiến

+ Phía Nam giáp xã Bắc Sơn

+ Phía Đông giáp xã Thạch Lưu

+ Phía Tây giáp xã Thạch Thanh 

 

 

Xã có đường quốc lộ 1B đi qua, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao lưu văn hóa với các xã, huyện khác trong khu vực cũng như thuận lợi trong việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, vận chuyển hàng hóa, tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  1. Địa hình, địa mạo

Nhìn chung địa hình của xã đa dạng . Diện tích đồi núi, đồng bằng, sông suối, ao hồ đan xen vào nhau tạo nên nhiều mặt thuận lợi song cũng gây ra không ít khó khăn trong việc bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng các biện pháp khoa học và kỹ thuật vào sản xuất.

4.1.1.3. Khí hậu và thời tiết

Thạch Vĩnh chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung, có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của khí hậu Bắc Trung Bộ. Được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa hè với nhiệt độ cao, bão, mưa nhiều (tổng lượng 1năm) và mùa đông với khí hậu khô lạnh.

Chế độ nhiệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 40°C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 23,5°C - 35°C, nhiệt độ tối thấp khoảng 6°C.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.587 mm, năm mưa lớn nhất 1.750 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều tập trung vào 3 tháng 8, 9, 10 thường gây ngập úng cục bộ trên địa bàn xã. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm 68%, cao nhất trong năm trên 90%, thấp nhất trong năm 60%.

Chế độ gió: Hàng năm Thạch Vĩnh vẫn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) gây khô nóng, hạn hán vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn gió rét vào mùa đông.

Chế độ bão: Hàng năm Thạch Vĩnh chịu ảnh hưởng của 2 - 4 cơn bão đổ bộ vào, sức gió từ cấp 7 - 10 gây thiệt hại cả về mùa màng và tài sản nhân dân.

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 9), lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 61% mm (tháng 9 đến tháng 11).

Những đặc trưng về khí hậu ở Thạch Vĩnh là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, mưa nhiều tập trung trùng với mùa mưa bão, mùa nắng nóng có gió phơn Tây Nam khô nóng, mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc gió hanh.

 Với đặc trưng khí hậu thời tiết như vậy, nói chung là thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Tuy nhiên cần bố trí mùa vụ hợp lý có hiệu quả, nâng cao độ phì nhiêu đất ngày càng tốt hơn.

4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, hệ thống sông trong khu vực. Nguồn nước mặt chủ yếu của xã là từ các sông suối và hồ đập.

Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy chủ yếu từ nguồn nước ngầm: hiện nay trên địa bàn xã chưa có tư liệu, tài liệu khoan thăm dò, nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào và chất lượng nước tốt.

 

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: 

Tài nguyên đất gắn liền với sự phân bố tự nhiên của địa hình. Theo tài liệu thổ nhưỡng Hà Tĩnh, kết hợp với điều tra khảo sát cho thấy tổng diện tích tự nhiên 11,73 km².

* Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê xã Thạch Vĩnh có 5.701 người với 1.341 hộ gia đình, được phân bố đều trên 10 xóm dân cư. Người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp, mặc dù trình độ lao động còn hạn chế song với đặc tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi nên trong quá trình lao động có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng trong sản xuất.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới, nhân dân xã Thạch Vĩnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng nền kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh trật tự xã hội. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn nhiệt tình hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình, phong trào xây dựng nông thôn mới và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông - lâm nghiệp.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường 

* Cảnh quan

Thạch Vĩnh là xã có nền sản xuất chính là nông nghiệp, chưa phát triển công nghiệp nên môi trường cảnh quan của xã không bị ảnh của hoạt động này.

Bên cạnh đó trên địa bàn cũng có các khu vực giáp ranh (khu vực phía Tây) còn có diện tích lớn đất rừng, hồ, đập, mặt nước nên cảnh quan của xã rất trong lành mát mẻ.

* Môi trường:

- Thực trạng môi trường không khí: 

Các nguồn thải chính có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn là: Hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, đun nấu bếp trong nhân dân và khí thải trong quá trình phân hủy xác hữu cơ mà các hoạt động này đang xảy ra ngày càng mạnh hơn.

- Thực trạng môi trường nước: 

Nhìn chung nước của xã còn tốt ô nhiễm chưa xảy ra, tuy nhiên tại một số khu vực cũng bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt.

- Thực trạng môi trường đất: 

Tại vùng đất canh tác: Trong những năm gần đây việc khai thác tài nguyên diễn ra mạnh, bên cạnh sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đã làm ảnh hưởng tới môi trường đất (đất bị chai cứng và hàm lượng hóa học tồn dư nhiều).

Nước thải, rác thải của các hoạt động dịch vụ, thương mại, và các chất do thải sinh hoạt của nhân dân đang là nguyên nhân trực tiếp gây ra suy giảm môi trường đất.

Nhìn chung lượng chất thải thải ra môi trường vẫn đang nằm trong mức chịu thải của môi trường nên môi trường của xã hiện tại chưa ô nhiễm.

  1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

 

Stt

Tên xóm

Sộ hộ

Số khẩu

1

Xóm 1

173

794

2

Xóm 2

110

475

3

Xóm 3

169

721

4

Xóm 4

154

636

5

Xóm 5

233

997

6

Xóm 6

206

817

7

Xóm 7

138

632

8

Xóm 8

144

663

9

Xóm 9

120

603

10

Xóm 10

130

550

Toàn xã

1577

6888

Xã Thạch Vĩnh gồm 10 xóm, năm 2015 dân số trong toàn xã là 6888 người.

         Bảng 4.1. Số hộ và khẩu của xã Thạch Vĩnh năm  2015

( Nguồn: Báo cáo dân số cuối năm 2015)

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông: 

Giao thông của xã bao gồm quốc lộ 1B và tỉnh lộ 3 chạy qua địa bàn và hệ thống các tuyến đường liên xã, liên thôn xóm.

Nhìn chung, phần lớn giao thông của xã được nâng cấp như nhựa hóa, bê tông hóa, nhựa hóa cấp phối…tạo nên mạng lưới giao thông ngày càng đồng bộ tạo được điều kiện thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân trong xã, với xã ngoài và vùng lân cận.

 

Cùng với quá trình sử dụng các tuyến đường sẽ giảm dần về chất lượng, vì vậy trong thời gian tới cần phải cải tạo, tu bổ và nâng cấp nhằm hoàn chỉnh giao thông nông thôn và đặc biệt là giao thông nội đồng phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân trong xã.

b. Thủy lợi

- Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh (toàn xã có 112 km đã được kiên cố hóa) thường xuyên được cải tạo tu bổ, nên tưới tiêu được chủ động, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Việc tu sửa, nạo vét kênh mương được quan tâm, công tác chống hạn cho cây trồng được bảo dưỡng kịp thời không để hư hỏng lớn xảy ra.

c. Điện

Xã có 3 trạm biến áp, 5 km đường dây cao thế, 12,7 km đường dây hạ thế kết hợp với hệ thống đường dây xương cá đến tận các xóm. Mạng lưới điện đã phủ kín trên phạm vi toàn xã và đảm bảo 100% số hộ được dùng điện lưới.

d. Giáo dục - đào tạo

Cơ sở vật chất trường học được củng cố, công tác khuyến học được quan tâm, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Toàn xã có tổng học sinh các cấp là 993 em, trong đó:

- 2 cụm mầm non với 246 em

- 2 trường tiểu học với 347 em

- 1 trường trung học cơ sở với 400 em

e. Y tế

Xã có 1 trạm y tế, với quy mô 7 giường bệnh, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và phòng chữa các bệnh thông thường cho nhân dân. Trạm y tế xã đã chỉ đạo duy trì hàng năm tiêm phòng mở rộng, y tế dự phòng, tham gia tốt các chương trình y tế quốc gia, không để ra dịch bệnh lớn, thanh toán được cơ bản các bệnh xã hội.

Cơ sở vật chất trạm y tế được bổ sung thường xuyên mức độ thụ hưởng dịch vụ y tế của người dân được tăng lên.

f. Văn hóa thông tin

Hoạt động văn hóa văn nghệ, công tác tuyên truyền được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, các hệ thống truyền thanh được đảm bảo. Xã có hệ thống truyền thanh không dây hiện đại đáp ứng được nhu cầu thồn tin đến mọi người dân. Bên cạnh đó, các phong trào như xây dựng gia đình và làng văn hóa, tổ chức thực hiện toàn dân đoàn kết luôn được duy trì và đạt hiệu quả cao.

g. Văn nghệ, thể dục - thể thao

Phong trào thể dục thể thao trong toàn xã ngày càng được đông đảo nhân dân trong xã tham gia và tích cực ủng hộ.

Các hoạt động thể dục thể thao có thể kể là: bóng đá, cờ tướng, bóng chuyền, kéo co… Ngoài ra các hoạt động được tổ chức trên địa bàn, xã còn thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao do huyện tổ chức.

Nhìn chung đời sống tinh thần của người dân trong

Năm 2016, chi phí trung gian tăng lên 113.175 đồng/sào/vụ so với năm trước. Đến năm 2017 tăng so với năm trước là 93.800 đồng/sào/vụ. Trong chi phí trung gian của cây lạc còn có chi phí phát sinh khác làm cho chi phí trung gian lớn hơn 2 cây trồng còn lại khác là chi phí cho bao ni lông để phủ cho cây lạc. Chi phí đó cũng chiếm một phần không nhỏ trong chi phí trung gian.

* Chi phí trung gian cho cây Ngô

Cây ngô là cây có chi phí trung gian thấp nhất trong 3 cây trồng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Cây ngô chủ yếu được trồng luân canh và xen canh với cây lạc nên chi phí đầu tư phân bón cho cây ngô thấp hơn, tận dụng được lượng phân bón còn dư thùa ở các vụ sản xuất trước. Năm 2015 chi phí trung gian của cây ngô 331.475 đồng/sào/vụ, trong đó chi phí đầu tư cho phân bón chiếm 72,87%. Năm 2017, chi phí đầu tư trung gian tăng thêm 86.725 đồng/sào/vụ, trong đó chi phí phân bón tăng lên nhiều do giá cả đam, lân, kali càng ngày càng tăng cao. Chi phí trung gian của cây ngô thấp nhiều hơn so với cây lúa và cây lạc một phần do không có chi phí phát sinh thêm

          Bảng 4.13. Chi phí công lao động và tổng chi phí sản xuất các loại cây trồng chính giai đoạn 2015 - 2017 

Đơn vị: Đồng/sào/vụ

Loại cây

Năm

Công lao động

Công vận chuyển

Công bảo quản, chế biến

Tổng chi phí lao động

Tổng chi phí sản xuất

Lúa

2015

200.875

55.000

50.250

301.525

677.275

2016

227.150

59.025

59.350

345.525

771.100

2017

250.950

68.275

68.375

387.600

857.925

Lạc

2015

206.125

51.000

52.375

309.500

874.425

2015

235.400

61.600

62.700

359.700

1.037.800

2017

259.300

71.300

72.300

402.900

1.174.800

Ngô

2015

200.250

50.000

50.050

300.300

631.775

2016

221.950

57.000

57.125

336.475

713.950

2017

241.850

64.425

63.200

369.475

787.675

(Nguồn: Điều tra tháng 4/2018)

Số liệu ở bảng 4.13 cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2017 chi phí đầu tư sản xuất cây lạc là cao nhất. Năm 2017, chi phí đầu tư cho cây lạc lên tới 1.174.800 đồng/sào/vụ, trong đó tổng công lao động chiếm 34,29% tổng chi phí sản xuất, đây là mức đầu tư cao nhất so với các cây trồng khác trên địa bàn. Chi phí đầu tư năm 2017 cao hơn 300.375 đồng/sào/vụ so với năm 2015. Chi phí đầu tư sản xuất cho cây lúa và cây ngô cũng gần ngang nhau, cây lúa có cao hơn do có chi phí phát sinh và đầu tư phân bón lớn hơn cây ngô. Trong giai đoạn 2015 - 2017, tổng chi phí đầu tư có sự chênh lệch giữa các năm. Tổng chi phí lao động của người sản xuất bao gồm chi phí lao động, công vận chuyển và công bảo quản chế biến. Các cây trồng chính là cây hàng năm có thời gian sinh trưởng và phát triển gần giống nhau nên chi phí cho 3 loại cây chênh lệch không đáng kể. Năm 2017, chi phí đầu tư cho cây lúa là 857.925 đồng/sào/vụ, trong đó tổng chi phí cho lao động chiếm 45,18% tổng chi phí sản xuất. Cây ngô có chi phí đầu tư sản xuất thấp nhất, năm 2017 chi phí đầu tư cho cây ngô là 787.675 đồng/sào/vụ, tổng công lao động chiếm 49,90% tổng chi phí sản xuất.

          4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. 

Xem xét loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất. Góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, cũng như vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

Theo kết quả điều tra, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động của gia đình. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở các hộ được phỏng vấn hầu hết thường từ 2 đến 4 người, nhưng đa số là 3 người. Tuy nhiên, với những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn thì việc sử dụng lao động gia đình không thể đáp ứng được nhất là ở những thời điểm có nhu cầu lao động cao. Đặc điểm rõ nét của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên rất cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Do đó thường vào mùa vụ số lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn.

       4.3.3.1. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội đối với cây lúa

Sản xuất lúa cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh. Khả năng đáp ứng lao động đạt ở mức khá. Tuy nhiên việc đầu tư công lao động không thường xuyên, vẫn còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu làm đất, gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Năm 2015, tổng chi phí lao động của cây lúa là 301.525 đồng/sào/vụ. Năm 2016 tổng chi phí lao động là 345.525 đồng/sào/vụ, năm 2017 tăng lên 387.600 đồng/sào/năm.

Mặt khác đây là cây trồng truyền thống của dân ta bao đời nay nên người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Trong thực tế, sản xuất lúa trên địa bàn xã với năng suất đang dần trở thành hàng hoá, giải quyết nhu cầu lao động và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu thị trường. Có thể nói loại hình sử dụng đất có hiệu quả xã hội khá cao.

       4.3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội đối với cây lạc

Loại hình sử dụng đất trồng lạc với số công lao động khá cao nên khả năng đáp ứng lao động của loại hình trồng lạc ở mức khá cao. Lạc là cây dễ trồng, thích ứng trên nhiều loại đất, có thị trường tiêu thụ ổn định, vì vậy thu hút được nhiều lao động tham gia. Trồng lạc có tính bền vững về mặt xã hội khá cao vì mức độ đòi hỏi công chăm sóc khá cao. Tuy nhiên, yêu cầu lao động chăm sóc cho cây là không thường xuyên, chỉ tập trung lao động vào thời kì làm đất, gieo trồng, làm cỏ, tưới nước và thời kì thu hoạch. Năm 2015, tổng chi phí lao động cho sản xuất lạc là 309.500 đồng/sào/vụ. Cây lạc là cây ngắn ngày tuy nhiên đòi hỏi công chăm sóc cao hơn cây lúa, năm 2017 tăng lên 402.900 đồng/sào/vụ.

4.3.3.3. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội của cây ngô

Ngô là loại cây trồng chỉ đứng sau cây lúa. Là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, khá phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của địa phương nên được người dân chú trọng đầu tư. Mặt khác,trong những năm gần đây  sản xuất ngô đem lại hiệu quả kinh tế khá cao giúp nâng cao đời sống của người dân. 

Loại hình sử dụng đất này thu hút nguồn nhân lực tại chỗ ở mức khá tập trung vào thời điểm như chăm sóc, thu hoạch. Cho thu nhập nhưng không yêu cầu cao về lao động nên người dân có thể đầu tư thời gian nhàn rỗi vào sản xuất ngành nghề khác. Chi phí công lao động cho cây ngô cũng không cao, thấp hơn so với cây lúa và cây lạc. Năm 2015, tổng chi phí lao động cho cây ngô là 300.300 đồng/sào/vụ, đến năm 2017 là 369.475 đồng/sào/vụ. Vì vậy, loại hình sử dụng đất này có tính bền vững về mặt xã hội. 

4.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là xu hướng đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới phát triển. Nhất là nguồn lương thực vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa xuất khẩu đem lại thu nhập cho người sản xuất và góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua hình thức sản xuất đó, lượng nông sản được gia tăng đáng kể. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạo điều kiện sản xuất tập trung thuận lợi trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất.

Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa hợp lý, chưa đúng quy trình vẫn còn đe dọa đến môi trường nước, giảm độ phì đất.

Bảng 4.16. Đánh giá hiệu quả môi trường của các cây trồng chính

Đơn vị tính: % 

Cây

Chỉ tiêu

Lúa

Lạc

Ngô

Phân bón

Cao

55,0

67.5

10,0

Trung bình

32,5

25,0

55,0

Thấp

12,5

7,5

35,0

Thuốc BVTV

Cao

62,5

35,0

15,0

Trung bình

25,0

40,0

45,0

Thấp

12,5

25,0

40,0

Cải tạo đất

Tốt

5,0

70,0

10,0

Trung bình

50,0

22,5

70,0

Xấu

45,0

7,5

20,0

(Nguồn: Điều tra và thu thập tháng 4/2014)

Việc đánh giá hiệu quả môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và chỉ số môi trường khác nhau mới đánh giá được chính xác. Sử dụng đất để sản xuất các cây trồng tác động đến môi trường rất lớn. Trong đó, có 3 yếu tố chủ yếu đánh giá được phần nào ảnh hưởng đó là: việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV của người sản xuất và mức độ cải tạo đất của mỗi loại cây trồng.

4.3.4.1. Hiệu quả về mặt môi trường của cây lúa

Từ bảng 4.16 ta thấy, việc đầu tư phân bón và thuốc BVTV cho cây lúa ở mức độ cao. Theo kết quả điều tra nông hộ có 55% số hộ đầu tư cao về phân bón, có 62,5% hộ đầu tư cao thuốc BVTV. Tuy nhiên xã Thạch Vĩnh có 1 loại hình canh tác trong loại hình sử dụng đất trồng lúa đó là chuyên canh lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) nên mức độ cải tạo đất còn trung bình và xấu. Chuyên canh lúa 2 vụ không bền vững về mặt môi trường nếu chúng ta không có biện pháp đầu tư trở lại chất dinh dưỡng cho cây trồng và đất. Loại hình sử dụng đất này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đó là:

+ Đất trồng lúa thường ở trong tình trạng ngập nước lâu ngày và liên tục đất thường bị dí chặt, yếm khí, phá huỷ cấu trúc đất.

+ Người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách tuỳ tiện, không hợp lý. Theo điều tra nông hộ thì người dân cho biết họ phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào mức độ sâu bệnh hại cây trồng, nếu sâu bệnh nhiều thì phun nhiều và ngược lại không theo một quy định nào cả. Điều đó đã dẫn đến việc tồn lưu các chất độc ở trong đất (hợp chất lân hữu cơ, hợp chất của kim loại nặng), sau đó được cây trồng hấp thụ và tích luỹ trong sản phẩm nông nghiệp.

+ Sử dụng phân hoá học đặc biệt các loại phân gây chua không đúng liều lượng làm cho pH đất suy giảm một cách trầm trọng và khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Việc sử dụng phân hữu cơ chưa qua khâu xử lý, chế biến cũng là nguồn lây lan sâu bệnh, cỏ dại và vi sinh vật gây hại trên diện rộng.

+ Sử dụng các công cụ, máy móc để làm đất, thu hoạch thường xuyên làm đất dễ bị dí chặt, độ xốp giảm.

Tuy vậy, loại hình sử dụng đất này vẫn được bà con duy trì và phát triển trên diện rộng. Đây là một việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, nâng cao thu nhập cho ngời dân. Tuy nhiên, để đảm bảo cho yêu cầu phát triển bền vững thì người dân cần phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ môi trường, lựa chọn những giống tốt có khả năng cho năng suất cao, đồng thời cần phải có sự đầu tư cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như sử dụng đúng quy trình các loại hoá chất bảo vệ thực vật, đảm bảo tưới tiêu hợp lý.

4.3.4.2. Hiệu quả về mặt môi trường của cây lạc

Từ bảng 4.16 thấy việc đầu tư chi phí phân bón vào cây lạc của người sản xuất vào cây lạc cao, 67,5% sộ hộ trong tổng số hộ được điều tra đầu tư cao. Chi phí thuốc BVTV của cây lạc ở mức trung bình. Do lạc là loại cây có khả năng cố định đạm nhờ nốt sần ở rễ và bổ sung một lượng đạm cần thiết cho đất trong quá trình sinh trưởng và phát triển nên loại hình sử dụng đất trồng lạc là loại hình được xem là có tính bền vững về mặt môi trường cao. Theo kết quả điều tra 70% số hộ cho biết mức độ cải tạo đất của cây lạc là cao.

4.3.4.3. Hiệu quả về mặt môi trường của cây ngô

Cây ngô là cây được trồng xen với cây lạc và trồng vụ sau cây lạc nên mức độ đầu tư phân bón cho cây ngô chủ yếu trung bình và thấp. Qua kết quả điều tra có 55% số hộ đầu tư trung bình và 35% số hộ đầu tư thấp. Chi phí đầu tư thuốc BVTV cho cây lạc cũng thấp, trong tổng chi phí đầu tư thì chi phí thuốc BVTV chỉ chiếm một phần nhỏ, 45% số hộ đầu tư ở mức trung bình, 40% số hộ đầu tư ở mức thấp. Vì thế đối với việc sản xuất ngô ảnh hưởng tới môi trường rất ít, mức độ cải thiện đất ở mức trung bình và thấp.

Nhìn chung, các hình thức canh tác của cây trồng chính tại địa phương vẫn còn chưa hợp lý, hiện nay diện tích cây trồng theo phương thức độc canh là chủ yếu, gây ra tình trạng xói mòn đất, làm mất chất dinh dưỡng của đất. Để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường phải thường xuyên luân canh, xen canh các loại cây trồng phù hợp, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, khoa học.

4.3.5. Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 

- Mặt tích cực

Xã có quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn so với các xã khác trong huyện. Diện tích đất nông nghiệp hầu hết sử dụng có hiệu quả và phù hợp với các loại cây trồng tại địa phương. Còn một số diện tích đất bằng chưa sử dụng trong tương lai sẽ được khai thác đưa vào sử dụng nhằm nâng cao kinh tế của xã.

Trong nông nghiệp đang hướng tới phát triển các cây  trồng có năng suất cao, có giá trị kinh tế, bền vững về mặt môi trường, phù hợp với xã hội. Năng suất và sản lượng cây trồng trong giai đoạn 2015 - 2017 có cải thiện đáng kể. Trong 3 loại cây trồng sản xuất hàng hóa thì cây ngô có hiệu quả thấp nhất. Cây lạc là cây có hiệu quả kinh tế cao bên cạnh đó còn là cây trồng cải tạo đất tốt, ít ảnh hưởng tới môi trường nhất. Cây lúa có hiệu quả sau cây lạc, chất lượng gạo ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Diện tích lúa trong các năm gần đây đang dần tăng lên cả 2 vụ là đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân cho năng suất cao so với năng suất trung bình của cả nước.

Nhờ có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và kỹ thuật mà sự phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn xã ngày càng phát triển phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân trong xã.

- Mặt tồn tại

 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhưng người dân chỉ sản xuất mang tính hộ gia đình là chủ yếu, vì thế chưa khai thác hết lợi thế về điều kiện tự nhiên và thuận lợi của xã.

Diện tích chưa sử dụng còn nhiều tuy nhiên trong giai đoạn này chưa thấy sự thay đổi. Đất chưa sử dụng là đất bằng phù hợp với các mục đích khác nhau nhưng chưa được đưa vào sử dụng. 

Trình độ, năng lực, ý thức của người dân trong việc sử dụng khai thác đất chưa cao. Khả năng nắm bắt thông tin giá cả của thị trường còn chưa nhạy bén. Việc tiêu thụ sản phẩm còn mang tính chất nhỏ lẻ không tập trung ảnh hưởng tới thu nhập của người sản xuất. Khả năng hoạch toán trong sản xuât nông nghiệp còn thấp, chưa cụ thể và phù hợp điều kiện về vốn. Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế. Người nông dân chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy hậu quả về sau, như việc lạm dụng phân bón và thuốc BVTV ảnh hưởng tới môi trường sống của họ sau này.

Cơ sở hạ tầng tuy có sự đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất.

  1. Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp

4.4.1. Giải pháp thị trường

           Để đảm bảo phát triển nhanh nông nghiệp hàng hoá và kinh tế nông thôn, thị trường có vai trò rất quan trọng nhằm ổn định đầu ra của sản phẩm, thúc đẩy sản xuất. Việc phát triển thị trường phải hướng tới cả thị trường trong huyện và thị trường vùng, liên vùng.

           Chú trọng phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản, tổ chức hàng nông sản. Cụ thể: cần xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ nông thôn, gồm hệ thống các quầy hàng, cửa hàng bán lẻ ở các khu dân cư tập trung, xây dựng hệ thống chợ nông thôn bao gồm cả chợ trung tâm, đầu mối và các chợ xã, cụm xã để phục vụ tốt cho việc trao đổi các nông sản được thuận lợi. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại, dịch vụ. Hướng dẫn tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhận đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.

            Đồng thời, người nông dân trên địa bàn huyện cũng cần được cung cấp các nguồn thông tin thị trường đối với các loại nông sản và hàng hoá khác của kinh tế nông thôn để chủ động trong các hoạt động sản xuất. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tới người nông dân, tới các tổ chức làm công tác xuất khẩu hàng nông sản, để hạn chế tối đa, tiến tới chấm dứt các việc làm vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất.

            Xã cần tăng cường các hoạt động tổ chức thị trường. Có rất nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức thị trường nông nghiệp nông thôn nhưng quan trọng nhất là: thúc đẩy việc tổ chức tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, sản xuất tập trung và chất lượng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng và tăng cường mạng lưới kênh tiêu thụ đối với nông sản và các hàng hoá khác của kinh tế nông thôn.

4.4.2. Giải pháp về vốn

          Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Hiện nay, với sản xuất của nông hộ, vốn có vai trò to lớn, quyết định tới 50 - 60% kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Vốn đang là một nhu cầu cấp bách không chỉ với các hộ nông dân nghèo và trung bình mà ngay cả đối với các hộ giỏi nhu cầu về vốn cũng càng ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản, mặt khác sản xuất hàng hoá còn gặp khó khăn về thị trường đã hạn chế đến việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Để giúp người nông dân có vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần: 

         - Ưu tiên nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết đầu tư tập trung vào những vùng sản xuất hàng hóa, những chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Vốn đầu tư cần tập trung vào khâu sản xuất giống cây trồng. 

          - Đa dạng hoá các hình thức cho vay, ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

         - Cải tiến các thủ tục cho vay và giảm lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi thế chấp.

           - Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước vốn, kỹ thuật cho nông dân thông qua việc cung ứng vật tư, giống, tạo điều kiện cho nông dân gieo trồng và chăm sóc đúng thời vụ.

4.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin về kinh tế, xã hội. Tiếp tục đầu tư thâm canh với đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý nên chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, kỹ thuật và sự nhạy bén về thị trường cho người dân trong những năm tới là hướng đi đúng cần được giải quyết ngay. 

Đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Cần bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và chuyên môn được đào tạo. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới thông qua các trường kỹ thuật. Lựa chọn cán bộ có năng lực, có kết quả công tác tốt đi tập huấn, tham quan học tập ngắn hạn.

Đối với đội ngũ cán bộ xã, thôn: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ xã, thôn. Lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp như tại chức, chuyên tu, hàm thụ, các khóa tập huấn ngắn hạn...

Đối với nông dân trực tiếp tham gia sản xuất: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân. Xây dựng các mô hình mà người nông dân được trực tiếp tham gia.  

4.4.3. Các giải pháp khác

Xã cũng cần nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống giao thông và thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản hàng hóa, vật tư nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu về tưới tiêu cho sản xuất. Đồng thời cũng cần phải chú trọng hơn đến việc thiết kế mặt bằng đồng ruộng, nhất là việc đưa cơ giới hóa vào khâu gieo sạ và thu hoạch lúa; vì hiện nay lao động nông nghiệp đã và đang chuyển dần vào làm việc tại các khu công nghiệp. 

          4.5.Kết luận và kiến nghị

          4.5.1. Kết luận

           1. Thạch Vinhc là xã thuần nông với tổng diện tích đất đai 1173 ha, trong đó có diện tích đất nông nghiệp chiếm 82,75% tổng diện tích tự nhiên. Xã Thạch Vĩnh diện tích đất đai, mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng và lưu thông hàng hóa với các vùng lân cận. Hiện nay 1975 lao động nông nghiệp chiếm 88,68 % tổng số lao động. 

           2. Trong giai đoạn 2015 - 2017, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng nhẹ. Năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 970.54 ha trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 539,34 ha. Đất trồng lúa là 200,62 ha, đất trồng cây hàng năm 230.41 ha. Với lợi thế về diện tích đất sản xuất nông nghiệp làm cho nông nghiệp xã đang phát triển theo hướng hàng hóa với các sản phẩm mang giá trị cao như gạo chất lượng cao, cây ngắn ngày ngô, lạc…Tuy gặp nhiều khó khăn về kinh tế và điều kiện khí hậu thời tiết nhưng phần lớn diện tích vẫn được sử dụng có hiệu quả. Qua điều tra khảo sát trên địa bàn có 3 loại cây trồng sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chính đó là: lúa, lạc, ngô. Các loại cây trồng cho năng suất cao, đem lại thu nhập và có hiệu quả cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa nền kinh tế của xã từng bước phát triển. Trong đó, giá trị gia tăng của cây lạc là cao nhất, năm 2015 đạt 1.808.000 đồng/sào/năm, lúa là 1.731.000 đồng/sào/năm, ngô là 1.194.000 đồng/sào/năm.

            3. Các loại hình sử dụng đất còn chưa đa dạng. Tuy nhiên những năm gần đây được sự quan tâm của địa phương người sản xuất đã biết bảo vệ và nâng cao độ phì của đất bằng những biện pháp như bón phân, trồng các loại cây như xen canh, luân canh tăng vụ nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

             4.5.2. Kiến nghị

Qua thời gian thực tập điều tra và tìm hiểu về đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2015-2017  tại Xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh “”, tôi đưa ra kiến nghị như sau:

1. Đối với cây lúa

- Trên địa bàn xã mới chỉ có loại hình chuyên lúa là lúa 2 vụ nên xã cần triển khai thêm các loại hình khác để nhằm thay đổi cho đất nâng cao năng suất và ít ảnh hưởng tới môi trường.

- Cần đưa vào sản xuất trên diện tích rộng các loại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt nhằm đáp ứng nhu cầu người dân và thị trường để tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế của xã.

- Sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý, tưới tiêu khoa học không gây lãng phí nguồn nước đặc biệt vào mùa hè khi lượng nước cung cấp cho sản xuất ngày càng thấp.

2. Đối với cây lạc

- Cần mở rộng diện tích trồng lạc vì cây lạc cho năng suất cao, giải quyết được lượng lao động trong nông thôn.

- Cần áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuât cây lạc để giảm chi phí công lao động cho cây lạc, nâng cao lợi nhuận và tăng thu nhập cho người sản xuất.

- Có thể trồng tăng diện tích trồng xen cây lạc và cây đậu vừa tăng sản lượng lương thực, tận dụng diện tích nông nghiệp vừa làm giảm chi phí phân bón cho cây lạc.

3. Đối với cây ngô

- Cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc cây ngô cho người dân địa phương

- Có thể trồng xen cây ngô và cây lạc hoặc đậu để giảm chi phí đầu tư phân bón tăng lợi nhuận và thu nhập của người dân.

- Đưa vào sản xuất các giống mới có năng suất cao hơn trên diện tích nhỏ sau đó trồng trên diện tích lớn hơn.

Ngoài ra, cần đưa vào các cây trồng mà thị trường đang cần phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã như cây dưa hấu, bí xanh. Các loại cây trồng đó có năng suất cao nhưng diện tích trên xã còn ít. Để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có quy mô, trình độ tiên tiến, xã cần có chính sách hỗ trợ ưu đãi cho phát triển nông nghiệp như: cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ và giúp đỡ người sản xuất trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ địa phương nhất là cán bộ làm công tác khuyến nông của xã. Đối với người sản xuất: để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người sản xuất cần tham gia tích cực các chương trình khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các giống mới vào sản xuất.  


TÀI LIỆU THAM KHẢO