BẢO MẬT MẠNG SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI HỆ THỐNG -BÁO CÁO


LỜI MỞ ĐẦU

Theo xu hướng phát triển của xã hội ngày nay,ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành không thể thiếu, mạng lưới thông tin liên lạc trên thế giới ngày càng phát triển, mọi người ai cũng muốn cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Dựa vào những nhu cầu thực tiễn đó, vì vậy chúng ta phát triển hệ thống mạng, nâng cấp hệ thống mạng cũ, đầu tư trang thiết bị tiên tiến để tối ưu hóa thông tin một cách nhanh nhất.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các doanh nghiệp , cơ quan , trường học là một trong những yếu tố rất quan trọng để đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đất nước ngày càng phát triển cùng với nhiều sự chuyển biến trên thế giới nên tin học với con người là xu thế tất yếu để hội nhập với nền công nghiệp mới .

Để đảm bảo nguồn thông tin luôn sẵn sàng và đáp ứng kiệp thời cho nhu cầu truy xuất.Vì vậy ta phải quản lý thông tin một cách khoa học và thống nhất giúp con người dễ dàng trao đổi truy xuất và bảo mật thông tin .

Mục đích của đề tài tìm hiểu triển khai cần thiết đối với người sử dụng bình thường cho đến các nhà quản trị hệ thống.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 

  1. Tại sao phải sao lưu và phục hồi.
  2. Mục đích của bản sao lưu: là tạo một bản dữ liệu khác có thể được phục hồi trong trường hợp xảy ra với bản chính với bất kỳ nguyên nhân nào. Lỗi dữ liệu chính có thể là kết quả của lỗi phần cứng hoặc phần mềm, do hỏng hoặc do con người gây ra, chẳng hạn như virus tấn công (vi-rút hoặc phần mềm độc hại) hoặc xóa nhầm dữ liệu ngẫu nhiên. Bản sao lưu cho phép dữ liệu được khôi phục từ thời điểm trước đó để giúp doanh nghiệp khôi phục từ những việc bất khả kháng.
  3. Lưu trữ bản sao của dữ liệu trên một thiết bị riêng biệt là rất quan trọng để bảo vệ chống mất dữ liệu xảy ra. Thiết bị sao lưu đơn giản nhất có thể như ổ đĩa gắn ngoài, HDD di động gắn ngoài hoặc USB hoặc bất cứ thứ gì có chức năng lưu trữ, chẳng hạn như hệ thống lổ đĩa, lưu trữ đám mây … Phương tiện thay thế có thể ở cùng vị trí với dữ liệu chính hoặc tại một vị trí ở bất cứ nơi đâu.
  4. Để có kết quả tốt nhất, các bản sao lưu được thực hiện trên cơ sở nhất quán, thường xuyên để giảm thiểu số lượng dữ liệu bị mất giữa các bản sao lưu. Càng nhiều thời gian trôi qua nếu dữ liệu chưa được sao lưu, càng có nhiều khả năng mất dữ liệu xảy ra khi khôi phục từ bản sao lưu chính. Giữ lại 1 bản sao lưu là linh hoạt cần làm để khỏi mất mác dữ liệu có thể xảy ra.
  5. Cần thiết đối với người sử dụng bình thường cho đến các nhà quản trị hệ thống. • Đảm bảo an toàn dữ liệu khi xảy ra các sự cố như: – Vius phá hoại dữ liệu; – Hư hỏng phần cứng; – Bất cẩn dẫn đến xóa nhầm dữ liệu; – Thay đổi máy chủ. • Khắc phục sự cố nhanh chóng và kịp thời.
  6. Tính khách quan.

 Sao lưu và phục hồi dữ liệu đối với các phần mềm, việc sao lưu và phục hồi dữ liệu là việc hết sức quan trọng. Điều này đảm bảo dữ liệu luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng. Đối với DSpace, ngoài việc sao lưu cơ sở dữ liệu, ta còn phải sao lưu dữ liệu toàn văn đã đưa vào phần mềm. Đối với việc sao lưu, phần mềm cung cấp các câu lệnh để chúng ta lập lịch cho chương trình tự động thi hành định kỳ.

    • Kiểm soát các rủi ro khác có thể xảy ra rủi ro mất cơ sở dữ liệu do người quản lý máy chủ Xây dựng lịch sao lưu hợp lý để phục hồi lại dữ liệu khi cần, lịch sao lưu nên hàng ngày, và sao lưu mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi lần có thay đổi chương trình quản lý. - Định kỳ phục hồi (restore) số liệu để đảm bảo những files sao lưu là tin cậy, tránh trường hợp mất số liệu và làm động tác phục hồi số liệu thì mới phát hiện ra những files sao lưu bị hỏng, không thể phục hồi dữ liệu được nữa.
    • Mất  cơ sở dữ liệu do hư hỏng thiết bị lưu trữ - Trong hệ điều hành máy chủ có mục thiết đặt cơ chế tự động chia dữ liệu và lưu trên nhiều đĩa (RAID) nếu thiết đặt chế độ này (RAID 5 hoặc MIRROR) thì có hỏng 1 đĩa cứng cũng không mất dữ liệu, lúc đó hệ điều hành sẽ báo cho chúng ta sao lưu kịp th ời. Vì vậy quy ñịnh bắt buộc phải thiết đặt cơ chế RAID hoặc MIRROR cho ổ đĩa. Ngoài ra, phải có thiết bị lưu để ở nơi khác với phòng máy chủ để đề phòng trường hợp cháy nổ thì còn có khả năng phục hồi.
    • Mất kết nối đường truyền Hiện nay, hệ thống mạng của BHXH thành phố Đà Nẵng khá yếu, không đồng  bộ do xây dựng từng thời điểm khác nhau, lại theo mô hình mắc nối tiếp nên rất dễ mất kết nối đường truyền. Yêu cầu trước tiên là phải xây dựng một hệ thống mạng nội bộ đồng bộ, hoàn chỉnh. Mặt khác cũng nên trang bị bộ tích điện UPS cho toàn bộ các máy cơ quan và hệ thống mạng (các Switch,Hub mạng, Router). Quy định mọi chương trình phải có mục kiểm tra dữ liệu, sau khi quét phải cung cấp danh sách và cho phép bổ sung những trường hợp thiếu dữ liệu do mất kết nối đường truyền. Có thể tự động quét dữ liệu để phát hiện lỗi dữ liệu của người sử dụng cụ thể khi họ đăng nhập vào chương trình. Việc quét theo người sử dụng sẽ giúp cho việc kiểm tra dữ liệu thiếu do mất kết nối không tốn quá nhiều thời gian.
    • Mất dữ liệu do phần mềm làm hỏng hoặc do virus Để tránh rủi ro này, cần thực hiện một số biện pháp sau: - Cài đặt máy chủ làm chức năng tường lửa (Firewall) để hạn chế virus máy tính lây lan từ môi trường internet. - Cài đặt các chương trình phòng chống virus máy tính thích hợp để hạn chế tác hại của virus, đặc biệt là các chương trình có bản quyền. - Quy định mỗi phòng ban (hoặc mỗi quận huyện) có một người có kiến thức công nghệ thông tin, tất cả các USB trước khi đưa vào sử dụng tại cơ quan phải qua người này kiểm tra thì mới được đưa vào sử dụng. Diệt thủ công các files virus máy tính tồn tại trên USB.

 

CHƯƠNG II: TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT VÀ KIỂM THỬ

I.ĐỐI VỚI HỆ WINDOWS SEVER 2019

  1. Cài đặt
  • Mở Windows PowerShell và gõ câu lệnh: Get-WindowsFeature -Name *Backup* để kiểm tra. Ở đây ta thấy Windows Server Backup services chưa được cài.
  • Gõ câu lệnh:  Install-WindowsFeature -Name Windows-Server-Backup để tiến hành cài đặt. Đợi khoảng vài phút để quá trình cài đặt được diễn ra.

     2.Cấu hình

  • Tại Server Manager, chọn Tools -> Windows Server Backup hoặc Start -> Run -> wbadmin.msc để tiến hành cấu hình:
  • Tại mục Actions bên tay phải, ta sẽ thấy 2 option để tùy chọn backup:
  • Tại mục Select Backup Configuration, có 2 lựa chọn Full Server: Sao lưu tất cả các ổ đĩa có trên server và Custom: tùy chọn folder, ổ đĩa để sao lưu. Ta chọn Custom -> Next.

         - Backup Once: chỉ backup 1 lần sau khi ta cấu hình. 

         - Backup Schedule: chạy theo lịch biểu mà ta thiết lập.

  • Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức Backup Schedule:

Vậy là đã tìm hiểu về cách Backup và Restore trên Windows Server 2019.